Feeds:
Bài viết
Bình luận

Posts Tagged ‘immigration’

Đôi giòng:
“Bi kịch của Thành phố Detroit: Di dân và Đa văn hoá đã tàn phá thành phố này như thế nào” là một bài viết gây nhiều sóng gió trên đất Mỹ. Tuy nhiên, nếu có dịp đến Detroit trong nhiều năm gần đây, chứng kiến những khu vực đổ nát của thành phố, khách du có thể thấy mối ưu tư nặng nề của tác giả bắt nguồn từ những thực tế quá phũ phàng của nó!!!

Tin nóng mới nhất ( 19.07.2013): Thành phố Detroit của Mỹ tuyên bố khánh tận

Những hình ảnh của Detroit hoang tàn trên Tạp chí TIME MAGAZINE nơi đây: http://www.time.com/time/photogallery/0,29307,1882089_1850973,00.html

The Tragedy of Detroit: How Immigration and Multiculturalism destroys It

By Frosty Wooldridge

Bi Kịch của Detroit

Bạn đọc có thể đọc toàn văn bài viết của Frosty Wooldridge qua phần giới thiệu của Johnnie Sue Bridges theo đường dẫn sau:

http://www.detroityes.com/mb/showthread.php?5738-The-Tragedy-of-Detroit-By-Frosty-Wooldridge

Phần chuyển ngữ do Sầu Đông NTC thực hiện (những chữ trong ngoặc nhằm cho bản chuyển ngữ ‘mềm’ hơn).

Đây là một tín hiệu rất mạnh về sự thất bại của (cái gọi là) Đại Xã Hội. Làm thế nào chúng ta có thể thoát ra khỏi đống xà bần này?  Đây là một thí dụ hoàn hảo về những toan tính tốt đẹp nhưng thiếu tầm nhìn xa, trông rộng đã khiến những cơn ác mộng tột cùng xảy tới. (Chúng ta) đừng bao giờ đánh giá thấp mặt trái của bản tính con người. Tác giả của đoạn văn dưới đây là một nhà báo Mỹ đã viết cho mười bảy tạp chí quốc gia, và hai tạp chí quốc tế. (phần dẫn này của Johnnie Sue Bridges)

Tôi làm việc ở Detroit trong 15 năm, vào khoảng giữa 1970 cho tới 1990.  Tôi đã thấy thành phố này (bị) lún sâu vào hố thẳm của tội ác, trụy lạc, súng đạn, ma túy, (cùng với tệ nạn) học sinh trốn học, ăn cắp xe, băng đảng, và những sa đoạ khác của con người.  Tôi đã từng thấy những khu nhà  bốc cháy.  Tôi đã thấy những dòng graffiti hoành hành trên tường, xe hơi, xe tải, xe buýt, và ở sân trường.  Rác rưởi khắp nơi!  Dân Detroit đi bừa trên đó, xả bừa vào đó, ‘tai ngơ, mắt điếc’.

Detroit 1

Hàng chục ngàn, và nay là hàng trăm ngàn người sống nhờ  trợ-cấp-xã-hội (welfare) của liên bang, nhà ở miễn phí (free housing), và tem phiếu thực phẩm (food stamps). Với Chương trình Trợ giúp Trẻ em còn phải Nương tựa (Aid to Dependent Children), phụ nữ (những) nhóm thiểu số thường đẻ từ 8 đến 10, và trong một trường hợp, tới 24 đứa con như thấy đăng trên tờ  Detroit Free Press – tất cả đều lấy từ tiền của những người đóng thuế.  Một đứa trẻ mới (chào đời) có nghiã là phải trả cho một chiếc xe mới, TV mới hoặc bất cứ thứ  chi người mẹ cần.  Tôi đã nhìn thấy cái Đại Xã Hội của Lyndon B. Johnson nở rộ ở Detroit.  Nếu ta cho tiền để người ta ở không không chịu làm gì thì ta sẽ (thấy) nhiều bàn tay nữa chià ra để ‘ở không ăn sẵn’.

Thị trưởng Coleman Young có lẽ là thị trưởng tham nhũng nhất nước Mỹ, ngoài Richard DaleyChicago, đã lèo lái Detroit đến khuỵu xuống ( đưa xuống hố thẳm).  Ông ta phơi bầy bộ mặt lừa đảo, lường gạt, bất lực, và khoác lác.  Là một người da đen, ông ta nói, ” Tôi là MFIC.” IC có nghiã là ‘lo việc’.  Ta có thể tưởng ra được phần còn lại của công việc. Detroit trở thành thành phố đen, đa số là người Mỹ gốc (châu) Phi, chiếm đến 67 phần trăm dân thành phố.

Ngoài công việc dạy toán và khoa học, tôi còn là tài xế lái xe tải của United Van Lines vào mùa hè, tôi đã chở hàng trăm những gia đình Mỹ trên xe van của tôi đến thành phố khác, hoặc tiểu bang khác mưu tìm cuộc sống (xứng đáng) mới.  Detroit từ 1,800,000 dân nay chỉ còn 912,000.  Cùng thời gian này, di dân hợp pháp và di dân lậu túa vào thành phố, nhiều tới mức số người Hồi lên tới 300,000.  Người Mễ tới 400,000 ở Michigan nhưng phần lớn làm việc ở Detroit.

Khi người da trắng chuyển đi thì người Hồi dời vào.  Tội phạm ngày càng bạo tợn, người da trắng bỏ chạy.  Và cuối cùng, người Mễ tràn vào như thác lũ.  Nạn ăn cắp trong các cửa hàng* đã khiến những tiệm tạp hoá không còn (hoạt động) được ở nhiều điạ điểm nằm trong thành phố nữa.

Detroit có lẽ là một trong những thí dụ cực đoan của Đa văn hoá (Multiculturalism): ghét và tách rời nước Mỹ!  Ngày nay ta có thể nghe thấy tiếng kêu gọi (tụ tập) cầu khấn chẳng khác nào (là) Thành-phố-Baghda-trên-đất-Mỹ  với hàng trăm nhà thờ hồi giáo ở Michigan, tiền trả do tiền dầu hoả  của Á-rập Xê-út (Saudi Arabia). Tỉ lệ học sinh trốn học lên tới 76 phần trăm tháng sáu vừa qua theo Brian Williams của hãng thông tấn NBC.  Các lớp học giống với (lớp học) ở nước ngoài hơn là giống ở Mỹ.  Ít người nói tiếng Anh. Số thất học là 50 phần trăm và còn gia tăng.  Năm 2009 mức thất nghiệp chạm 29.8 % sau khi kỹ nghệ/công nghiệp xe hơi bỏ thành phố này.  Qua bài ” Bi kịch của Detroit; bằng cách nào một thành phố đã ngã quỵ, và làm sao để vực nó dậy” trên tạp chí Time số October 4, 2009 tôi đã bị xốc vì bài mô tả của người viết về những gì đã xảy ra.

Daniel Okrent đã viết ” Nếu như Detroit đã bị tàn phá qua một trận cuồng phong và bị nhấn chìm trong trận lụt ghê gớm thì những gì ta biết còn ( ghê gớm) hơn thế.”; ” Nếu như hạn hán và bất cẩn đã rải những đám cháy trên thành phố, thì ta thấy chúng hàng đêm trên những bản tin chiều tối.  Như ta gọi tên là động đất, gió xoáy – nếu như thiên tai đã tàn phá thành phố từng là dấu chứng sống động của sự thịnh vượng/phồn vinh Mỹ – cả nước hẳn đã thấy phần còn lại.

Detroit từng là thành phố lớn thứ tư của Mỹ, nay rớt xuống hàng thứ 11, và còn trượt dài nhanh chóng.  Cơ may như trước không còn nữa.  Thảm họa của nó kéo dài ì ạch hình như đã tách nó khỏi nước Mỹ.  Hồi chuông báo tử từ kỹ nghệ mang dấu ấn của nó ( kỹ nghệ xe hơi) cũng chỉ gây được sự chú ý của những nhà điều hành, chứ không tới được dân thành phố, là nạn nhân của chính việc thực hiện quyết định chết người của chính họ.

Tham nhũng của Coleman Young đã đẩy thành phố này quỵ xuống.  Không số tiền nào của liên bang có thể cứu nổi mức tiền lương, tiền lại quả (kick backs) và những gian lận luật pháp khác.  Tôi đã thấy tận mắt cái chết của thành phố này từ ghế ngồi của chiếc xe tải 18 bánh vì tôi đã chở người từ mọi khu vực/ngóc ngách của cái thành phố thối rã này.

Qua bất kỳ tiêu chuẩn nào có thể định lượng được , thành phố này đang sống nhờ ‘trợ sinh’ (chết lâm sàng). ” Công khố của Detroit thiếu 300 triệu đô cần để duy trì những dịch vụ cần thiết nhất,” theo lời Okrent “.  Hệ thống nhà trường, sáu năm trước buộc phải từ chối một đề nghị phúc thiện  cung cấp 200 triệu đô để xây 15 trường trung học nhỏ, độc lập, vì sự can thiệp/bó buộc của nghiệp đoàn giáo chức, nay trong tình trạng ” há miệng chờ sung rụng “.  Số các vụ sát nhân tăng vọt, nhưng 7 trong 10 vụ chưa giải quyết xong (chưa truy ra thủ phạm).  Ba năm sau khi trận bão Katrina tàn phá thành phố New Orleans, tỉ lệ thất nghiệp  là 11%. Ở Detroit (không có bão) tỉ lệ là 28.9%.”

Vào cuối bản tường trình/phóng sự của Okrent, ông còn viết thêm nhiều nữa . Ông nói, ” Không chỉ vì câu chuyện về Detroit là chuyện xụp đổ của một thành phố lớn, nó còn là chuyện trượt dài của những kỹ nghệ  đã góp phần tạo dựng đất nước này.  Cái số phận tối hậu của Detroit sẽ cho thấy tính cách của nước Mỹ trong thế kỷ 21.  Nếu điều gì đã khiến một thành phố từng là thành phố chế tạo phồn thịnh của nước Mỹ khuỵu xuống, điều ấy hẳn cũng (cho biết) về quá khứ mới đây của chúng ta?  Và nếu nó không tìm được cách đứng dậy, nó cũng nói điều gì đó (báo hiệu) về tương lai của chúng ta?”

Như bạn đọc thấy trong bài điểm sách của tôi về cuốn 20$ per gallon  của Chris Steiner, kỹ nghệ xe hơi sẽ không (không bao giờ)  trở lại Detroit.  Việc di dân sẽ ngày càng đổ rất nhiều những di dân thất học của  thế giới thứ ba từ Trung Đông vào Detroit – là đầu cầu cho việc lãnh đạo của Hồi giáo trên nước Mỹ.  Nếu tỉ lệ thất học 50% còn tiếp tục, ta sẽ thấy nhiều hơn nữa những kẻ khủng bố lớn lên từ  những gia đình nơi những khu dân nghèo người Hồi ở Detroit.  Thất học (ngu dốt) cộng với Hồi giáo bằng/có nghiã là những quả bom người biết đi.  Hẳn bạn đã thấy những chuyện này ở Madrid, Tây Ban Nha; London, Anh, và Paris, Pháp, với những vụ nổ bom vào xe lửa, tàu điện ngầm, và những cuộc bạo loạn. Khi số dân đông, quyền lực của họ tương ứng, tác động tới Luật Sharia man rợ của họ.  Luật này chối bỏ hình thức chính quyền cộng hoà, những quyền thuộc tu chính án thứ nhất, và buộc phụ nữ ở những nấc cuối cùng của thang giá trị làm người.  Ta sẽ thấy những vụ giết người viện lý do danh dự (honor killings) do những người chồng, các bậc cha chú, những anh em tức giận đòi vợ, con gái, chị em gái phải nép mình tuân phục họ.  Những người Hồi giáo ưa dùng cách chặt đầu phụ nữ nhằm gây kinh hoàng nơi những thành viên khác của chi phái của họ.”

Đa văn hoá: còn phương pháp nào hoàn bị/hoàn chỉnh hơn nhằm giết chết ngôn ngữ, văn hoá, xứ sở, và lối sống của chúng ta.

Tôi khẩn nài những ai đọc bài này nhận ra rằng nếu tất cả chúng ta không cùng đứng dậy hét to cho những nhà lãnh đạo ở Washington DC và các thành phố khác nữa thì chính đây là điều đang chờ nước Mỹ.  Nếu bạn có theo dõi tin tức (hẳn) bạn biết điều này đã xảy ra ở Anh, Pháp, Tây Ban Nha,…Nếu bạn cho đây chỉ là những lời hù doạ ngu xuẩn, và không thấy có bổn phận phải chiến đấu cho xứ sở này thì tôi lấy làm tiếc không biết bạn sẽ đứng dậy và chiến đấu cho cái gì.

Chuyển ngữ: Sầu Đông Nguyễn Thọ Chấn
(việc sử dụng bản chuyển ngữ này trên các báo, kể cả báo ở Việt Nam, cần có sự đồng ý của người chuyển)

Một số hình ảnh minh hoạ cho tình trạng của Detroit bạn đọc có thể vào xem nơi Blog Sara Remington

* Mời xem thêm trong Thành phố Detroit của Mỹ tuyên bố khánh tận (đã có đường dẫn phiá trên)

Read Full Post »