Feeds:
Bài viết
Bình luận

Posts Tagged ‘Cánh Cò’

Dấu chấm hết cho một nền văn hóa tự ti

Blog Cánh Cò

Sự kiện Chủ tịch Tập Cân Bình cho phép đàn em mình “làm nhục” Tổng thống Obama không những chiếm trang nhất của báo chí Mỹ mà hầu như các tờ báo viết bằng mẫu tự Latinh đều loan tải như một bản tin lạ lùng và đầy thích thú.

Lạ lùng vì thái độ của Trung Quốc, một nước đang tự khẳng định mình là lớn, là đang tiến dần đến tư thế bá chủ, là tự hào có nền văn minh dài nhất thế giới và trong cái tự hào ấy hôm nay chứng tỏ mình là nước có thái độ lớn trước bất cứ ai, kể cả đó là khách ngoại giao của hơn 1 tỷ dân Trung Quốc.

Ông Tập đã tự tay cầm chiếc kéo ngoại giao cắt đứt sự liên hệ với thế giới bên ngoài qua sự cố này. Và quan trọng hơn, hành vi khiếm nhã mà ông ta đại diện cho hơn một tỷ người Trung Quốc để làm đã cho thế giới thấy mặt thật của một nền văn hóa đã bị chế độ Cộng sản làm cho thối rửa, bắt đầu từ từng đảng viên một.

Văn hóa tự ti đã làm Trung Quốc nhỏ lại trước thái độ của ông Obama. Tổng thống Mỹ tuyên bố ngay sau đó không để ý đến chi tiết “nhỏ nhặt” này và thế giới một lần nữa tìm thấy trong đó tính cách “quân tử” của chính người Tàu đặt ra từ hàng ngàn năm trước.

Khác biệt lớn nhất giữa người quân tử và kẻ tiểu nhân là thái độ sống cũng như từng mỗi cử động nhỏ nhặt và bất ngờ nhất. Người Tàu xưa nay cổ vũ cho hai chữ quân tử như thánh kinh của đạo Khổng và trải qua bao thăng trầm ý nghĩa của quân tử như kim chỉ nam chưa bao giờ có phản biện chính thức trong sách giáo khoa hàng ngàn năm qua.

Và Tập Cận Bình đã cho thấy ý nghĩa của “quân tử” cần phải suy xét lại.

Cầm trong tay mớ đô la được kiếm ra từ thị trường Mỹ, Tập Cận Bình hình như vẫn còn rất tự ti với thành quả mà dân chúng Trung Quốc có được trong ngày hôm nay: Những giọt mồ hôi gia công, những cái đầu tận lực suy nghĩ để làm hàng giả, những mánh khóe nhằm giữ cho tỷ giá của đồng nhân dân tệ càng thấp càng tốt, những dự án đầu tư nước ngoài lấy hối lộ làm phương tiện, những đàn áp khốc liệt người có lương tâm lên tiếng cho các chà đạp, sách nhiễu đối với hàng chục triêu người dân của mình.

Văn hóa Cộng sản Trung Quốc phản chiếu ngay trên từng khuôn mặt người dân khi họ ra nước ngoài du lịch. Bao nhiêu nước đã tỏ ra khinh bỉ họ bằng những quy định, những tấm bảng bằng tiếng Trung xuất hiện mọi nơi khi họ đến: Nhà hàng, khách sạn, phi trường, các danh lam thắng cảnh yêu cầu họ cư xử phải phép và văn minh hơn. Ngay cả trong nhiều ngôi nhà của người bản xứ mà họ đi qua cũng treo bảng không tiếp họ.

Thành quả này phải nói là nhờ Cộng sản mà điển hình nhất là Mao Trạch Đông, kẻ muốn toàn dân Trung Quốc chỉ có một suy nghĩ duy nhất: tôn thờ kẻ giết hại dân tộc mình.

Tập Cận Bình là người không giấu giếm sự tôn thờ ấy của ông ta không những bằng chính sách mà còn bằng hành động ngoại giao của một nước lớn. Tập đã áp dụng câu chữ “Trí thức không bằng cục phân” của Mao để hôm nay cho thế giới thấy “Tổng thống Mỹ không bằng cục phân” qua cách hành xử thô lỗ và thất học khi Tổng thống Obama đại diện cho nước Mỹ tới họp G20.

Không ai phủ nhận Tổng thống Obama là một trí thức. Hành vi vô học mà Tập ra lệnh cho bọn côn đồ cổ cồn làm tại phi trường Hàng Châu đã áp dụng triệt để câu nói của Mao. Thế giới thay vì nổi giận lại cười cợt với thái độ vừa trẻ con vừa ngu muội này.

Người dân Trung Quốc khi nhìn vào cách cư xử kỳ quái này chắc chắn sẽ có hai luồng đối chọi: Một là hồ hỡi và càng tôn sùng Tập Chủ tịch hơn vì đã trả được mối thù tự ti của họ trước nước Mỹ, một đất nước vừa được thành phần này thích thú vì giàu có lớn mạnh, vừa thù hằn vì thành tựu của họ không bao giờ Trung Quốc chạm tới được: một nền dân chủ tạo ra nhân cách sống đích thực.

Thành phần thứ hai, tuy ít và âm thầm hơn nhưng lại âm ỉ và chưa bao giờ bị tiêu diệt: những con người của thánh hiền Khổng Mạnh. Họ sẽ cảm thấy bị xúc phạm như chính họ bị Tập Cận Bình chà đạp. Nhưng sức họ yếu trước một tập thể đã được nhào nặn, uốn nắn từ những chủ thuyết phản lại tri thức con người. Họ khiếm liệt mọi hành động chống lại và đành lòng sống chung với sự ranh ma, ti tiện như sống chung với rác.

Họ là nạn nhân trực tiếp của Mao qua chủ trương “Lấy nông thôn bao vây thành thị”. Bần cố nông Trung Quốc ào ạt tiến công đã cô lập và khoanh vùng họ, khiến thành phần này chỉ còn để làm kiểng thay vì góp tiếng nói xây dựng và giúp văn hóa Trung Quốc thoát hiểm

Bắt đầu từ sự cố Hàng Châu văn hóa Trung Quốc bước vào một hành trình mới: ngạo nghễ và lừng lẫy đạp trên các trang sách văn hóa của cha ông họ. Dân chúng và lãnh đạo đã tìm thấy tiếng nói chung: giá trị nước lớn của Trung Quốc là tối thượng và phải chiếm được vị trí này bằng bất cứ giá nào kể cả những bãi nước bọt.

Như vậy thì bảo các em nhỏ Việt Nam học tiếng Hán để làm gì trong lúc này?

Read Full Post »

Chúng tôi đã thừa thuốc gây mê, thưa tiến sĩ

Cánh Cò

Bài phỏng vấn tiến sĩ người Áo gốc Việt Đặng Hoàng Giang: “Phương Tây – một giấc mơ hời hợt!” trên báo Lao động* đang được nhiều người đọc và tranh luận. Tôi có cái nhìn khác vể bài viết này, trước nhất là lời cám ơn ông TS Đặng Hoàng Giang: Cám ơn về liều thuốc an thần của ông có nhã ý muốn tặng cho người dân chúng tôi.

Cuộc sống không chỉ là cơm ăn áo mặc, nó còn là tự do và những ao ước cần được xã hội thừa nhận. Ông về VN và ngắm nghía đời sống ở đây như Tây ngắm người Việt mặc dù ông nói tiếng Việt thạo hơn Tây nhưng ông chưa tiêu hóa được cái mà Tây nó vượt trội hơn Việt.

Theo Box của bài viết ghi rằng: “Từ năm 2008, ông là Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES) – một tổ chức phi chính phủ đi đầu ở Việt Nam trong việc thúc đẩy xã hội dân sự, minh bạch và nâng cao tiếng nói của người dân.”

Nhà nước mà ông đang nhận lương để nghiên cứu có cách nhìn như thế nào về xã hội dân sự, cái mà ông đang vận động và nghiên cứu? Sao ông không nhắc tới điều cực kỳ quan trọng này trong bài phỏng vấn?

Vâng. Tôi hiểu ông trả lời phỏng vấn rất trơn và không nghi ngờ gì cái trơn tru ấy được suy nghĩ cạn kiệt bởi một chuyên gia. Tuy nhiên là người chuyên nghiên cứu về xã hội dân sự Việt Nam nhưng ông lại bảo những hình ảnh xấu của người Việt là tất yếu trong khi cọ sát với sự vận động toàn cầu hóa.

Ông nói: “Việt Nam đang chuyển dịch, đang đầy những đứt gãy xã hội, những xung đột về giá trị và văn hoá trong quá trình toàn cầu hoá. Điều này thực sự là thú vị, tuy rằng có thể gây hoang mang.”

Ông nói: “Cũng khó mà yêu cầu những người nghèo đang vật lộn hằng ngày phải lịch sự, đi nhẹ nói khẽ và nhường nhịn người xung quanh. Hay thậm chí, những người không còn nghèo nữa thì vẫn mang thói quen từ thời bao cấp đã ăn sâu trong tiềm thức, nên vào resort (khu nghỉ dưỡng) vẫn còn chen lấn nhau khi lấy đồ ăn…”

Tôi không tin lập luận của ông. Rất nhiều ví dụ cho thấy sự diễn giải của ông không thuyết phục, tôi lấy đất nước Campuchia làm một điển hình mặc dù kinh tế và hoàn cảnh phát triển của họ thua xa Việt Nam.

Sang Campuchia ông sẽ thấy tâm tính cá nhân và tinh thần dân tộc của họ.
Họ cũng đang chuyển dịch trong cái mà ông gọi nứt gãy xã hội, nhưng không hề có những hình ảnh mà ông cho là tất yếu ấy. Tuy nghèo hơn Việt Nam nhưng họ lịch sự, khiêm tốn, thật thà và ý thức bảo tồn văn hóa của họ có thể khiến cho các quan chức Việt Nam sang chơi phải xấu hổ.

Không có việc cả làng kéo nhau đánh chết bọn trộm chó như xứ sở vô pháp luật Việt Nam và vì vậy không thể gọi như ông là “thú vị”.

Họ không kéo nhau tới đền thờ xin lộc, xin thăng quan tiến chức như ở Việt Nam. Họ cũng không tàn phá đền chùa miếu mạo và vì thế không thể gọi như ông là “hoang mang”.

Họ giữ gìn Angkor như giữ gìn con ngươi trong mắt của họ. Còn Việt Nam thì sao, ông có biết bao nhiêu di tích đã bị tiêu diệt cho các tòa nhà cao tầng hay sân golf vì quyền lợi của nhóm lợi ích?

Ông nói: “Nhưng ở Việt Nam, người ta có thể thử nghiệm bản thân trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều này chỉ có thể làm được trong một xã hội chưa có độ chuyên môn hóa cao.”

Ông đang ru ngủ mình và người khác. Nếu ông về Việt Nam không có bằng cấp hay tiền bạc trong tay thì không biết ông thử nghiệm bản thân như thế nào? Là một ông Tây ba lô đi xin dạy tiếng Anh trong các lò đào tạo cấp tốc sinh ngữ hay một chân chạy bàn tại một khách sạn 5 sao?

Nếu ông cho rằng người có bằng cấp, có ý thức muốn thử nghiệm trong một xã hội như Việt Nam thì ông tỏ ra vẫn chưa hiểu gì về nơi ông đang nghiên cứu. Vì Việt Nam “không có độ chuyên môn hóa cao” nên cách nhìn của những nơi ông sắp xin vào làm việc hoàn toàn khác với Tây phương. Họ sẽ nhìn ông bằng những cái nhìn vừa tỵ hiềm vừa nghi ngờ. Trong hoàn cảnh chung như thế ông làm sao thử nghiệm?

Ông đã biết có bao nhiêu sinh viên tài giỏi sau khi du học về với mảnh bằng tiến sĩ trong tay khi được nhận giảng dạy tại Đại học Quốc gia thì được trả với đồng lương ba trăm đô la một tháng?

Có lẽ chỉ đúng với trường hợp của ông vì ông nhận lương quốc tế để làm việc tại Việt Nam thì mọi gút mắc sẽ khó được nhìn ra bằng một đôi mắt tỉnh táo.
Ông nói: “Ở phương Tây, mỗi người sẽ chỉ có đúng chỗ đứng của mình như một mắt xích trong dây chuyền xã hội.”

Sai. Cái dây chuyền xã hội ấy chỉ được nhìn qua lăng kính lao động và vì vậy nhận xét của ông trái với nguyên lý phát triển. Phương Tây có hai loại lao động, một là sản xuất dây chuyền và hai là sản xuất không dây chuyền. Ông đang nói tới người công nhân trong mọi nhà máy của phương Tây, họ giống nhau và chỉ là những mắt xích. Loại thứ hai nhiều hơn, họ là những nhà khoa học đang miệt mài trong các phòng thí nghiệm. Dĩ nhiên không thể gọi họ là mắt xích được. Họ là các đầu óc luôn nghĩ tới các phát hiện mới để thỏa mãn hai nhu cầu: thứ nhất làm giàu, thứ hai cải tạo xã hội, và dĩ nhiên họ cũng không phải là mắt xích.

Họ là những chuyên gia độc lập, những người hoạt động chính trị chuyên nghiệp hay những giáo sư đang giảng dạy đầy dẫy tại các viện nghiên cứu hay đại học. Nói họ là mắt xích là cách nói phủ nhận và miệt thị của những đầu óc chống tây Phương.

Đông nhất là những người làm dịch vụ tại phương Tây, cũng không thể gọi họ là những con người-robot. Mặc dù họ làm cùng một công việc nhưng không ngày nào giống ngày nào vì phải tiếp xúc và làm việc với hàng chục loại khách hàng khác nhau. Họ sáng tạo để điều chỉnh thái độ làm việc cũng như cách quản lý công việc để sống còn và do đó họ không là mắt xích.
Ngay có là mắt xích như một công nhân bình thường nhưng vẫn có hằng triệu người khắp nơi trên thế giới ao ước được trở thành mắt xích ấy kể cả người Việt. Tại sao không làm một mắt xích tại phương Tây khi đồng lương, quyền lợi người lao động được bảo vệ trong khi cũng là một mắt xích tại Việt Nam thì không khác gì một một con bò trong nông trại, bị chủ vắt cho đến giọt sữa cuối cùng với sự tiếp tay của nhà nước bóc lột họ bằng đồng lương tối thiểu và hình thức của cái gọi là công đoàn?

Khi được hỏi: Điều gì khiến ông thấy khó chịu nhất khi sống ở phương Tây? ông rất ấm ớ khi nói “Họ cao to quá, mình nhỏ bé hơn nhiều (theo nghĩa đen), khi nói chuyện mình cứ phải ngước hết cả lên, mỏi cổ…”

Nhưng sau đó ông nói thêm: “Xã hội phương Tây coi trọng thành công vật chất. Xe xịn, nhà to, những chuyến đi đặc biệt… là những khát vọng cơ bản thúc đẩy xã hội phương Tây vận hành.”

Cái khát vọng cơ bản ấy có gì làm ông khó chịu khi khuyên người Việt lấy đó làm kinh nghiệm?

Chỉ khi nào phương Tây đồng loạt tuyên bố rằng họ không có khát vọng nữa hay khát vọng mù quáng vào một chủ thuyết nào đó như Việt Nam thì mới đáng nói. Xã hội thiếu khát vọng làm giàu là một xã hội mục rữa vì những định kiến sai lầm và bất mãn. Khát vọng ấy khôn lớn và thích hợp song song với các nền văn hóa lấy nhân văn làm chính thì tại sao ông lại khó chịu?

Phương Tây không bao giờ là thiên đường cả. Điều đó không cần phải bàn cãi nhưng khi lấy một phụ nữ chết đã 5 năm mới được phát hiện tại Mỹ để minh chứng cho sự bất toàn của nó là một so sánh không đúng tầm của một chuyên gia như ông. Kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóa luôn luôn bất toàn vì vậy xã hội mới phải vận động để cải thiện nó. Lấy một ví dụ hiếm khi xảy ra để làm tiền đề minh chứng sự thiếu hoàn hảo của xã hội phương Tây là lấp liếm và thiếu biện chứng.

Là người tốt nghiệp thạc sĩ công nghệ thông tin, ĐH Kỹ thuật llmenau (Đức) có bao giờ ông thấy một người Đức bị nhốt khi viết status trên facebook vì điều 258 của Bộ luật hình sự?

Là người có bằng tiến sĩ trong lĩnh vực kinh tế phát triển của ĐH Công nghệ Vienna (Áo), tấm ảnh 4 mẹ con chị Hòe mang cầy thay cho trâu tại Hưng Yên vừa được báo chí VN loan tải có cho ông khái niệm gì về một nền kinh tế định hướng của Việt Nam?

Ông có thấy công dân Áo nào muốn đi đâu phải xin giấy phép, muốn xuất ngoại phải tùy vào lòng hảo tâm của công an cửa khẩu?

Ông có thấy ở Áo hay ở Đức có ai bị công an mời làm việc rồi được trả về nhà với cái xác chết không? Ở Việt Nam xảy ra hàng tuần.

Ở Áo và Đức ông có bao giờ nghe người ta bị chính quyền bắt giam nhưng con cái không được gặp mặt và gửi thuốc men cho cha mẹ vợ chồng con cái họ hay không?

Ở Áo hay Đức có bao giờ ông thấy cảnh sát giao thông ăn hối lộ và khi chận dân lại thì câu đầu tiên là “có tiền không mày?”

Ở Áo hay Đức có bao giờ ông thấy một bà già 90 tuổi lượm rác nuôi cháu tật nguyền hay một chiếc giường trong bệnh viện chứa tới 4 người nằm, cùng 6 người khác chui rúc dưới nó?

Những cái ông “chưa” biết ấy đang dày vò lòng tự trọng của người dân, làm cho họ vọng ngoại có điều kiện và phương Tây là cứu rỗi của nhiều người không còn gì phải đắn đo suy nghĩ.

Là một chuyên gia được đào tạo và sống trong môi trường tự do, ông quên không nhắc tới hai từ này là một cái lỗi rất lớn. Có lẽ sống quá lâu với nó nên ông không còn cảm thấy tự do là cần thiết nữa. Riêng chúng tôi, là con người, ngoài cơm ăn áo mặc thì tự do là điều băn khoăn nhất.

Lần tới hy vọng ông sẽ được phỏng vấn với chủ đề rất hay ho và cần thiết này và cũng hy vọng ông chia sẻ được cái tự do phổ quát chứ không phải thứ tự do trong khuôn khổ như nhà nước vẫn thường nói.

*http://laodong.com.vn/the-gioi/tien-si-nguoi-ao-goc-viet-dang-hoang-giang-phuong-tay-mot-giac-mo-hoi-hot-186268.bld
________________

Nguồn: Blog Cánh Cò

Read Full Post »

Đôi giòng: nhận định khá sắc của trang chủ  Cánh Cò về nhân vật Nguyễn Bá Thanh.

ĐỊNH MỆNH LÓT CHỮ CHO ÔNG “BÁ”

Vài ngày nay khi có tin ông Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ giữ hai chức vụ quan trọng của Trung ương vừa mới “tái sinh”: Ban Nội chính và Ban Kinh tế Trung ương, các trang báo chính thống rộ lên các bài viết phấn khởi nhưng chỉ dành cho một trong hai nhân vật này là Nguyễn Bá Thanh còn ông Huệ không ai nhắc tới.

Người ta còn nhớ, khi ông Vương Đình Huệ lên tiếng về giá xăng dầu và khẳng định rằng sẽ không thể vì quyền lợi của 11 doanh nghiệp đầu mối mà phải vì hơn 80 triệu dân”. Thậm chí, ông Huệ khẳng định như đinh đóng cột sẽ “chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định giảm giá xăng dầu”.
Những hân hoan sau lời tuyên bố có tính cách “hùng hồn” khó thấy trong thời buổi “chung một tư cách” của các bộ trưởng không sống sót lâu quá ba tháng. Ông Huệ trượt dài dưới cái nhìn của báo chí khi giá xăng vẫn ung dung đi lên còn ông thì ung dung hỏi tờ Sài Gòn Tiếp Thị: Báo kinh tế tại sao lại viết về chính trị?
Những tiếng thở dài lượt thượt cũng không lâu tắt ngấm. Ông Huệ tiếp tục làm Bộ trưởng Tài chánh và không thèm tuyên bố một lời nào nữa. Ông cảm thấy làm dư luận chú ý đã đủ và bây giờ là lúc ông thu hoạch những gì mà ông bỏ ra trong nhiều năm để leo lên chức vụ này.

(more…)

Read Full Post »