Bài viết của Mỹ Hằng trên BBC tiếng Việt cho thấy sống trong vòng tay của đám quan lại ‘chân đất’ này nguy hiểm quá. Chúng muốn hại ai thật dễ dàng quá sức: quyền hành của chúng là toàn trị!
Quý bạn nhấn vào hàng tiêu đề để đọc toàn văn.
Tịnh Thất Bồng Lai: Những câu hỏi quanh việc ‘đàn áp tôn giáo’ và tội ‘loạn luân’
- Mỹ Hằng
- BBC News Tiếng Việt
12 tháng 1 2022
Trích:
Giới chức cho rằng các thành viên của Tịnh Thất Bồng Lai là ‘sư giả’, không thuộc Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, không được nhà nước công nhận nhưng ‘vẫn cạo đầu, mặc áo tu hành’.
Vậy đi tu mà không nằm trong hệ thống cơ sở tôn giáo của nhà nước có phải là tu không?
Trao đổi với BBC hôm 11/1, tu sĩ Thích Đồng Long ở Thành phố Hồ Chí Minh, một thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, không được nhà nước công nhận, nói:
“Hiện tại, không có tiêu chuẩn cụ thể nào để khẳng định một người có tu hay không. Nhưng thông thường, theo truyền thống Phật giáo, có hai hình thức là tu tại gia và tu xuất gia.
“Phật tử tu tại gia vẫn được có gia đình và tham gia vào mọi hoạt động xã hội. Họ chỉ có trách nhiệm giữ gìn 5 giới hay cao hơn là bồ tát giới hoặc thập giới… Việc giữ gìn này cũng là tự nguyện.
“Với người xuất gia, tùy mức độ thọ giới mà họ phải giữ các giới pháp của họ. Nếu sai phạm thì tùy theo mức độ mà bị xử lý theo luật của Phật.
…
Theo GS Nguyễn Văn Tuấn từ ĐH New South Wales, Australia, xét nghiệm huyết thống vẫn có thể sai lầm, dao động trong khoảng 1% đến 30%. Sai lầm có thể là vô ý nhưng cũng có thể cố ý.Bên cạnh đó, do tầm quan trọng của việc xét nghiệm huyết thống, không phải labo nào cũng được phép làm. Với những labo được cấp phép, việc xét nghiệm DNA chỉ được thực hiện với sự đồng thuận của ‘khách hàng’.
“Lấy mẫu máu của người ta đi làm xét nghiệm mà người ta không biết là một vi phạm về nhân quyền và vi phạm đạo đức khoa học”, theo GS Tuấn.
Sai lầm cố ý phổ biến trong xét nghiệm DNA là khi có sự can thiệp nhằm thay đổi kết quả xét nghiệm theo ý đồ của ai đó.